CẢM LẠNH hay CÚM, LÀM SAO CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

20/02/2025Tin tức & Sự kiện

CẦN THIẾT ĐỂ BIẾT BẠN BỊ CẢM LẠNH HAY BẠN BỊ CÚM

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, xuất hiện hắt hơi, ho, sốt và có cảm giác đau nhức toàn thân không thể đi lại như bình thường mỗi ngày, làm sao bạn biết được mình bị cảm lạnh hay cúm?

Điều quan trọng là bước đầu làm sao để bạn có thể biết sự khác biệt giữa các triệu chứng cảm lạnh và cúm khác nhau như thế nào để bạn không chủ quan, để bạn cảnh giác các dấu hiệu hay triệu chứng sớm của nguy cơ mắc cúm nặng hoặc nguy cơ xảy ra biến chứng của cúm nhằm nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám hoặc nhập viện điều trị phù hợp và kịp thời..

CẢM LẠNH VÀ CÚM KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Cảm lạnh (Cold) và Cúm (Flu) đều là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, nhưng do các loại vi-rút khác nhau gây ra. Vi rút của cả hai đều lây lan qua các giọt bắn trong không khí do bạn hít vào khi người bệnh đang ở đối diện bạn bị ho và hắt hơi hoặc qua bàn tay bạn tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết mũi có chứa vi rút sau đó bạn đưa bàn tay lên mắt, mũi, miệng của chính mình.

Vi rút gây cảm lạnh ở người là một trong các vi rút có tên như: rhinovirus, parainfluenza, vi-rút corona theo mùa (ngoại trừ vi rút corona gây dịch là Covid-19), Vi-rút thể hợp bào gây bệnh lý hô hấp,….

Vi rút gây cúm thường gặp ở người thuộc một trong 2 nhóm A, B. Vi rút nhóm A thường gây đại dịch cúm.

Cảm lạnh và Cúm thông thường có các triệu chứng tương tự nhau nên bạn sẽ khó khăn trong việc phân biệt giữa chúng nếu bạn chỉ dựa trên các dấu hiệu hoặc triệu chứng bạn đang mắc phải. Nhìn chung, cúm nặng hơn cảm lạnh. Các triệu chứng của cúm thường dữ dội hơn và bắt đầu đột ngột hơn. Các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ.

LÀM SAO PHÂN BIỆT CẢM LẠNH VÀ CÚM NGAY TẠI NHÀ?

DẤU HIỆU – TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH CÚM
SỐT Có thể có hoặc không, nếu có thường sốt nhẹ, xuất hiện từ từ trong vòng 1 – 3 ngày Thường có; sốt cao hơn;, đặc biệt là ở trẻ em); xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 3 đến 4 ngày, có khi hơn.
ĐAU ĐẦU

Có thể có hoặc không

Thường có

ĐAU NHỨC TOÀN THÂN, ĐAU CƠ

Có thể có hoặc không, nếu có thường nhẹ

Thường có và đau nhiều

MỆT MỎI, YẾU SỨC

Có thể có hoặc không

Thường có; có thể kéo dài 2 đến 3 tuần

KIỆT SỨC TỘT ĐỘ

Không có

Thường có. Nếu có, xuất hiện ngay lúc bắt đầu phát bệnh

NGHẸT MŨI

Thường có

Có thể có hoặc không

HẮT HƠI

Thường có

Có thể có hoặc không

ĐAU HỌNG

Thường có

Có thể có hoặc không

ĐAU ĐẦU

Có thể có hoặc không

Thường có

ĐAU NGỰC, HO

Đau ngực nhẹ đến trung bình; ho khan hoặc có đàm đặc, ít, trắng

Có thể có, nếu có trở nên nghiêm trọng kèm thở mệt hoặc khó thở, ho có đàm đặc, ít, trắng hoặc xanh.

ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN CHÚ Ý.

Nếu đối tượng mắc bệnh là đối tượng nguy cơ cao như Trẻ em < 5 tuổi, phụ nữ có thai, người già > 65 tuổi, người có bệnh nền mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh suy gan, suy thận,… bạn sẽ rất khó có thể phân biệt được triệu chứng của cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào. Đối với các đối tượng nguy cơ cao nói trên, việc chẩn đoán xác định cúm hay cảm lạnh, ngoài thăm khám kỹ lưỡng người bệnh của Bác sĩ, kết quả một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch mũi, chụp X quang phổi,… sẽ xác định chẩn đoán chính xác qua đó Bác sĩ kết luận bạn đang mắc phải cúm hay cảm lạnh, nếu là cúm, mức độ năng như thế nào, đã xuất hiện các biến chứng chưa,… Từ chẩn đoán chính xác này, Bác sĩ sẽ tư vấn bạn phương thức điều trị sớm và phù hợp.

CẢNH BÁO DÀNH CHO PHỤ HUYNH

Mặc dù thuốc ho và cảm lạnh có thể hữu ích cho người lớn và trẻ lớn trên 12 tuổi, nhưng không tự ý dùng cho trẻ em < 12 tuổi do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn về cách điều trị cảm lạnh và cúm ở trẻ em < 12 tuổi.

PHÒNG NGỪA

Cảm lạnh có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, che miệng khi ho và hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Đợi hết sốt trong 24 giờ trước khi quay lại làm việc hoặc đi học.

Cúm cũng có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp phòng ngừa  tương tự như đối với cảm lạnh, nhưng biện pháp bảo vệ tốt nhất cho đến nay là tiêm vắc-xin cúm hàng năm hoặc vắc-xin cúm qua đường mũi vào tháng 9 hoặc tháng 10 trước khi mùa cúm bắt đầu. Tiêm vắc-xin hàng năm được khuyến nghị cho tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi.

MỘT SỐ CÂU HỎI – ĐÁP.

Cảm lạnh có thể chuyển thành cúm không?

Không thể như vậy – bệnh cúm và cảm lạnh thông thường do các loại vi-rút khác nhau gây ra, điều đó có nghĩa là nếu bạn bị cảm lạnh, nó không thể phát triển thành bệnh cúm được.

Có thể bị cảm lạnh và cúm cùng một lúc không?

Vâng, điều này có thể xảy ra – trong khi cảm lạnh không thể phát triển thành cúm, thì có hơn 200 loại vi-rút có thể gây ra cảm lạnh thông thường và nhiều chủng cúm khác nhau xuất hiện hàng năm. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng bị nhiễm cả cảm lạnh và cúm, hoặc nhiều loại cảm lạnh do nhiều vi rút cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này rất hiếm và có khả năng bạn thậm chí không nhận ra rằng mình bị cảm lạnh nếu bạn đang bị cúm. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài thời gian bạn cảm thấy ốm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn khi cơ thể bạn đang chống lại nhiều loại nhiễm trùng.

Cảm lạnh có thể dẫn tới các bệnh khác không? Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến một số biến chứng về sức khỏe, bao gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính
  • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn
  • Viêm phổi.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Gây ra các cơn hen suyễn

Bệnh cúm có thể dẫn tới các bệnh khác không?

Bệnh cúm có thể phát triển thành những căn bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, viêm phổi nặng, suy hô hấp
  • Nhiễm trùng xoang
  • Nhiễm trùng tai
  • Làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc suy tim)
  • Biến chứng thần kinh, hôn mê, viêm não
  • Suy đa cơ quan

——————————————- 

 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM 

  • Đăng ký Khám qua Hotline: 028 3910 9888
  • Đăng ký Khám qua Email: info-clinic@aih.com.vn
  • Đăng ký Khám tại Website: aic.healthcare 
  • Hoặc đến trực tiếp địa chỉ AIC: 79 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam